Sầu Riêng Không Còn Nỗi Lo Bệnh Cháy Lá, Xì Mủ
Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Sầu riêng là một trong những trái cây có giá trị kinh tế cao nên đã được chọn là một trong mười hai loại trái cây chủ lực của vùng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Những năm gần đây diện tích trồng sầu riêng đã được mở rộng nhanh chóng, ở ĐBSCL một số nơi còn hình thành những vùng chuyên canh. Theo thống kê đến nay diện tích trồng sầu riêng ở ĐBSCL đã tăng gấp 3 lần so với cách đây 5 năm. Hiện nay toàn vùng có gần 10.000 hecta diện tích sầu riêng trong đó tập trung ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre. Sầu riêng 4-5 năm tuổi trở đi sẽ cho trái tùy vào giống và sức khỏe của cây. Nếu sầu riêng được chăm sóc và quản lý tốt dịch bệnh thì sẽ cho năng suất ổn định từ 30-40 tấn trái/vụ/hecta.
Thông thường mùa vụ chính của sầu riêng từ tháng 4-7 nhưng do ở mùa thuận trái bị dội chợ, giá bán thấp nên nhà vườn đã tiến hành xử lý trái vụ từ tháng 10-2 năm sau vì vậy mà hiện nay sầu riêng luôn có trái quanh năm. Điển hình là ở vùng chuyên canh sầu riêng ở Huyện Cai Lậy – Tỉnh Tiền Giang hiện đang trong mùa trái vụ mà vẫn có vườn đang thu hoạch trái, vườn đang ra hoa- đậu trái, vườn đang xử lý ra hoa… Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn còn không ít vườn đạt hiệu quả chưa cao, năng suất thấp do kỹ thuật canh tác còn hạn chế, quản lý dịch hại hiệu quả còn thấp, xử lý mùa vụ chưa thống nhất nên tình hình dịch bệnh có xu hướng gia tăng bệnh phát triển nhiều ở những vườn có chế độ chăm sóc kém và xử lý cho trái quá mức. Trong đó đáng chú ý nhất là bệnh cháy lá, trên cây sầu riêng lá là nơi dự trữ thức ăn chính của cây nên khi lá rụng là cây suy yếu và chết.
Bệnh gây hại trên cây sầu riêng ở mọi lứa tuổi, làm cho lá và đọt non bị cháy khô và rụng đi nếu bị bệnh nặng cây bị trụi lá từ đó giảm khả năng quang hợp ảnh hưởng đến việc ra hoa, kết trái. Bệnh cháy lá lúc nào cũng xuất hiện trên vườn sầu riêng nhưng chúng sẽ phát triển nhiều trên vườn trồng dày, tán lá rậm rạp, điều kiện và chế độ canh tác kém, cây bị suy yếu. Ngoài ra vào mùa mưa độ ẩm cao, lượng ánh sáng môi trường ít tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển mạnh đặc biệt lúc trời âm u hay sau những cơn mưa thì bào tử bệnh phát tán và lan truyền rất nhanh theo gió và nước mưa. Vườn bị bệnh nặng sẽ làm cho cây sầu riêng phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái.
Bệnh cháy lá tấn công gây hại mạnh vào mùa mưa và tại thời điểm này nhà vườn cũng đang xử lý để cây sầu riêng ra hoa cho trái nghịch vụ. Mọi sai phạm trong khâu kỹ thuật chăm sóc nếu để vườn bị nhiễm bệnh cháy lá với tỉ lệ cao sẽ làm cho cây không đậu trái nhiều ảnh hưởng rất lớn đến năng suất gây thất thu. Vừa qua Công Ty Diên Khánh cùng với hơn 200 nông dân ở Xã Mỹ Long, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang đã tổ chức buổi hội thảo để trao đổi kinh nghiệm, giúp bà con nhà vườn nhận thức đúng đắn về các bệnh đồng thời biết áp dụng những biện pháp phòng trừ hợp lý và có thể kiểm soát được bệnh nguy hiểm trên sầu riêng.
Cách hữu hiệu để hạn chế bệnh cháy lá gây hại trên cây sầu riêng bà con nhà vườn nên sử dụng thuốc Centeratop-350sc + Nano Đồng phun giáp lên tán cây đặc biệt là phải phun lên trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để diệt tơ nấm có thể lưu dẫn diệt về lâu dài. Nên phun ít nhất 2-3 lần, phun Centeratop-350sc + Nano Đồng lặp lại từ 5-7 ngày để diệt triệt để những tơ nấm mới phát triển, nên cố gắng phun vào buổi chiều để mang lại hiệu quả tốt nhất. Phun Centeratop-350sc + Nano Đồng còn có tác dụng phòng ngừa được nhiều loại bệnh gây hại nguy hiểm trên sầu riêng như xì mủ, thối trái, nấm hồng, thán thư….
Đồng thời thực hiện nhiều biện pháp vệ sinh tỉa bỏ những cành và nhánh già bị sâu bệnh phá hoại, cành mọc bên trong tán, cành mọc gần sát mặt đất nhằm tạo cho vườn thông thoáng nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp hạn chế sâu bệnh, rải vôi để sát trùng đất, cần bón phân NPK Sinh học giữ ẩm G8 và sử dụng phân bón lá S10 hoặc V8-BOOM để cung cấp dinh dưỡng thích hợp để cây phát triển tốt chống chịu với những bất lợi của thời tiết và địch hại.
CTV: Seven NK