KHOAI MÌ, NHÃN TÂY NINH ĐƯỢC MÙA ĐƯỢC GIÁ KHI SỬ DỤNG CÁC MẶT HÀNG CÔNG TY DIÊN KHÁNH
Tỉnh Tây Ninh được mệnh danh là thủ phủ của cây khoai mì vì luôn dẫn đầu cả nước về năng suất và sản lượng. Cây khoai mì không những được định vị từ lâu trong cơ cấu cây trồng của cả nước ta mà còn ngày càng có vị trí quan trọng hơn. Bên cạnh đó, Nhãn cũng là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích trồng của hai đối tượng này chủ yếu tập trung ở huyện Tân Châu, Tân bình, Dương Minh Châu và TP Tây Ninh.
Có thể nói Khoai mì và Nhãn trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước, nhờ vậy lợi nhuận từ các loại cây trồng này đã mang lại cuộc sống sung túc cho bà con nông dân.
Theo ông Nguyễn Văn Út, huyện Dương Minh Châu cho biết : nhà ông có vườn Nhãn 1ha với 250 gốc Nhãn 6 năm tuổi, với mức bình quân mỗi cây nhãn cho gần 50kg trái thì sản lượng vườn nhãn của ông ước đạt trên 12 tấn. Vào thời điểm hiện tại, trái nhãn được thương lái mua tại vườn với giá 12.000đ/kg thì chắc chắn ông sẽ có thu nhập 140 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí gồm tiền mua hoá chất, thuê công bẻ trái, tiền điện để bơm tưới vào khoảng 20 triệu đồng thì ông vẫn còn lãi 120 triệu đồng.
Chia sẻ của ông Võ Văn Luận- một hộ dân chuyên canh 25 ha cây mì tại xã Tân Bình cho biết: Nếu năng suất cây mì tăng cao, thì với giá thu mua hiện nay của các nhà máy chế biến tinh bột, nông dân có lời ngang bằng với việc trồng cây cao su.
Như vậy, Khoai mì và Nhãn không những là cây xóa đói giảm nghèo mà trở thành cây trồng chiến lược mang hiệu quả kinh tế rất cao. Nếu giữ được lợi nhuận như vậy thì diện tích Khoai mì và Nhãn năm tới sẽ tăng đáng kể.
Thế nên, điều quan tâm của nông dân địa phương là phương pháp quản lý sâu bệnh chưa tốt mà chi phí đầu tư lại rất cao, đặc biệt đối với thuốc BVTV, phân bón gốc, phân bón lá và kích thích sinh trưởng.Trước tình hình đó, làm gì để tăng sản lượng, nâng suất, quản lý dịch bệnh hiệu quả và phát triển “Cây khoai mì, Nhãn” bền vững trên vùng đất Tây Ninh? Đó là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi tham dự buổi hội thảo kỹ thuật ở Tây Ninh, do Công ty TNHH TM-DV Diên Khánh tổ chức.
Ông Nguyễn Thanh Lang, Tổng giám đốc công ty Diên Khánh cho biết: Theo khảo sát thì có đến 99% thuốc sử dụng trên khoai mì và Nhãn hiện nay là không có đăng ký phòng trừ trên cây trồng này mà phần lớn nông dân sử dụng thông qua sự tư vấn của các cửa hàng, đại lý thuốc BVTV. Bên cạnh đó, tập quán canh tác của nông dân về phun phòng ngừa chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến chi phí khá cao mà hiệu quả mang lại kém.
Để giúp bà con sử dụng phân thuốc đạt hiệu quả trên khoai mì và Nhãn cầu mà không để dư lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, Kỹ Sư Lang khuyến khích bà con sử dụng các mặt hàng của công ty Diên Khánh như:
Đất trồng khoai mì và Nhãn nhất thiết phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng, xử lý cỏ dại bằng nhóm thuốc trừ cỏ sinh học: cỏ cháy PARAQUAT QUASH 276SL Malaysia và thuốc trừ cỏ không chọn lọc GLYPHOSATE SUPREMO 41SL Malaysia với liều lượng 1.2 – 2.5 lít/ha phun ngay khi cỏ đang phát triển mạnh phải đảm bảo lượng nước phun và độ ẩm đất đủ cho thuốc có thể ngấm xuống đất.
Cây khoai mì và Nhãn là những loại cây hút nhiều dinh dưỡng, để có năng suất cao cần phải bón phân NPK sinh học giữ ẩm với công thức N: 10% - P2O5: 3% - K2O: 12% ; Zn: 1000ppm; B2O3: 200ppm ; Cu: 80ppm + phụ gia sinh học đầy đủ và cân đối. Hoặc phân DAX Thái Lan thay thế 50% phân DAP, có chất điều tiết sinh học giúp phân tan nhanh không để lại xác.
Đối với các loài sâu hại như bọ cánh cứng, nhện đỏ, nhện gié, bọ nhảy, bọ trỉ trên cây khoai mì thường xuất hiện ở mùa khô gây cho khoai mì cháy khô từng vùng và đặc biệt là đối tượng nhện lông nhung trên cây Nhãn thì phun các loại thuốc như: Tập kỳ 3.6; Emagold 12.5; Lut 10.0; Lut 5.5, Lutex, với hoạt chất Methylamine avermectin. Đây là thuốc trừ sâu sinh học G8.
Phun thuốc phòng bệnh thối đọt, cháy lá trên khoai mì hoặc ngừa bệnh chổi rồng trên nhãn: Dùng bộ đôi Centera TOP với 3 hoạt chất Azoxystrobin, Difenoconazole, Hexaconazole kết hợp với thuốc kháng nấm bệnh Nano Đồng.
Ngoài ra, để kích thích cây ra hoa, đậu bông, nuôi trái, nuôi củ thì dùng BOOM Pháp với các thành phần thiết yếu như: đa lượng, trung lượng, chất kích thích tăng trưởng sinh trưởng tự nhiên. Hay sử dụng KALI SỮA có tác dụng giúp sáng trái, ngọt trái, to củ và chín tới cậy.
Để Khoai mì, Nhãn đạt được sản lượng cao thì bà con nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn trong nhãn thuốc để tránh thiệt hại và áp dụng theo phương châm 4 đúng: đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng cách.
Chia sẻ kinh nghiệm về trồng và chăm sóc cây mì, ông Lê Văn Tám - một hộ dân chuyên canh cây mì tại huyện Dương Minh Châu cho biết: Từ khi sử dụng các mặt hàng Công ty Diên Khánh thì năng suất cây mì tăng cao hơn so với các vụ trước và chi phí quản lý sâu bệnh trên cây trồng cũng giảm đi rất nhiều.
Nhiều hộ nông dân cùng tham dự hội thảo đồng tình với ý kiến trên và cho biết, từ khi có các sản phẩm của Công Ty Diên khánh thì nổi băn khoăn của họ việc tìm ra các sản phẩm thuốc phân bón phù hợp cho cây Khoai mì và Nhãn không còn nữa.
Với các sản phẩm Công Ty Diên Khánh mang lại sẽ là điều đáng khích lệ với một tỉnh mà cây Khoai mì, Nhãn phát triển và đã trở thành cây trồng chủ lực, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho Tây Ninh trong thời gian tới.
Hình ảnh Hội Thảo:
CTV: MINH ANH