TÂY NGUYÊN: CÓ NÊN THAY ĐỔI CÂY CN KHÁC BẰNG CÂY TIÊU?
TÂY NGUYÊN: CÓ NÊN THAY ĐỔI HÀNG LOẠT CÂY CÔNG NGHIỆP KHÁC BẰNG CÂY TIÊU ???
Theo Business Line, Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu thứ ba trong top các nhà nhập khẩu tiêu hàng đầu từ Việt Nam với tổng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm ước tính trên 6.000 tấn.
Bên cạnh đó giá tiêu hiện đang được thu mua với giá tăng vọt. Chính vì vậy đã làm cho người dân ở các vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ đã thay đổi hàng loạt cơ cấu cây trồng chuyển từ cà phê, cao su sang cây tiêu.
Vấn đề đặt ra rằng liệu việc thay đổi diện tích trồng cây công nghiệp nói chung sang cây tiêu ở Tây Nguyên thì có được những lợi ích nào và những thiệt hại ra sao?
Lợi ích của việc trồng tiêu:
Lợi thế về đất đai và khí hậu là lợi thế lớn nhất của Tây Nguyên để có thể phát triển nhiều loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và tiêu là một trong những số đó. Với những kinh nghiệm về sản xuất cây công nghiệp việc chuyển đổi các loại cây công nghiệp khác sang cây tiêu không phải là quá khó khăn với người dân.
Hiện nay giá tiêu lại đang tăng vọt, mỗi vụ tiêu nông dân lãi được 2/3 sau thu hoạch. Giá tiêu xuất khẩu tăng khoảng 4,2% so với cùng kỳ, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu tiêu của cả nước lên một bậc. Theo dự đoán của chuyên gia đây sẽ là bước ngoặc mới đạt mức kỷ lục cao nhất trong việc phát triển xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2014 của Việt Nam.
Và không thể không nhắc đến những thiệt hại:
Thực tế cho thấy phát triển cây hồ tiêu với diện tích rộng kiểu tự phát không theo quy hoạch như hiện nay đã tạo điều kiện cho bệnh hại lan tràn, không ít diện tích ở Tây Nguyên bị thiệt hại nghiêm trọng do sâu bệnh, một số nông dân chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật trồng tiêu nên không biết cách quản lý dịch bệnh làm cho vườn tiêu héo dây, thối rễ chết hàng loạt.
Canh tác hồ tiêu phải đầu tư chi phí rất lớn nhưng nếu không đầu tư về kỹ thuật đúng thì cũng không mang lại hiệu quả cao, trong một số trường hợp còn gây ra thiệt hại trầm trọng, nhiều hộ bị trắng tay sau vụ mùa.
Giá cả bấp bênh, khi sản lượng hồ tiêu tăng, cung vượt cầu, người trồng tiêu sẽ là những người trực tiếp gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Tình trạng chặt đốn cà phê, cao su, điều đổ xô trồng tiêu như hiện nay có thể làm phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng của địa phương làm giảm độ phì trong đất, gia tăng dịch bệnh.
Những giải pháp cho cây tiêu trong thời điểm này:
Nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp Tây Nguyên phát triển hơn trong việc sản xuất cây công nghiệp, công ty Diên Khánh đã tổ chức nhiều chương trình hội thảo với chủ đề: “ Chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân” diễn ra từ 16/6 -19/6 tại các vùng trồng cây công nghiệp trọng điểm như EA HLeo (Đắk Lắk), Đắk Đoa( Gia Lai) và Đắk Mil ( Đắk Nông). Tại đây, đội ngũ kỹ sư của công ty Diên Khánh đã tiếp nhận được những khó khăn mà bà con trồng tiêu đang gặp và tư vấn giải pháp hỗ trợ cho người dân trồng tiêu. Ngoài ra trong chương trình, đội ngũ kỹ sư công ty Diên Khánh còn đảm nhiệm việc hướng dẫn nông dân cách sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như thế nào là đúng để mang lại hiệu quả cao nhất trên cánh đồng mà bà con đang canh tác.
Hiện nay Tây Nguyên đã bước vào mùa mưa và chính thời tiết này là điều kiện thuận lợi để các loại nấm phát triển gây ra hiện tượng vàng lá, rụng lá, rỉ sắt… trên tiêu làm cho nhiều vườn tiêu bị chết hàng loạt. Với ba hoạt chất mới nhất Azoxystrobin 150g/l, Difenoconazole 85g/l và Hexaconazole 115g/l có trong Centera TOP 350sc của công ty Diên Khánh đặc trị các loại nấm, khuẩn sẽ giúp nông dân yên tâm hơn với các dịch bệnh do nấm khuẩn gây ra trên tiêu. Không giống các loại thuốc có mặt trên thị trường hiện nay, các hoạt chất mới có trong chai Centera TOP 350sc này thấm nhanh vào cây trồng qua các bộ phận khác của cây gây ức chế các phản ức sinh học, ngăn chặn sự phát triển của sợi nấm, khuẩn, sự phát triển của các loại bào tử làm cho nấm không phát triển, chết nhanh. Bà con nông dân được khuyến khích sử dụng Centera TOP 350sc chai 150ml pha cho 160 lít nước ( 15ml/16 lít) để đạt được hiệu quả tối ưu, trị bệnh nhanh và triệt để.
Các đối tượng như rệp sáp, ve sầu, tuyến trùng cũng là những tác nhân chính lớn gây thối rễ, héo dây, vàng lá, rụng bông rụng trái hàng loạt, ấu trùngcủa ve sầu gây hại cực kỳ nghiêm trọng trên rễlàm cho thối rễ, héo dây. Các loại bệnh từ rầy rệp lại lây lan với tốc độ nhanh và khó kiểm soát. Để phòng trừ các loại này,các kỹ sư đã hướng dẫn bà con có thể sử dụng chỉ một loại thuốc Rầy – G8 (Kính Thưa Các Loại Rầy) với ba hoạt chất mới nhất là Nitenpyram 450g/kg, Imidacloprid: 250g/kg và Lambda cyhalothrin 50g/kg để đặc trị cả ba đối tượng rệp sáp, ve sầu, tuyến trùng gây hại cho tiêu. Rầy – G8 có thể phun lên lá, tán cây, với liều lượng 1 gói 15gr cho bình 16 -25 lít và tưới gốc với liều lượng 15gr pha cho bình 30 lít/ 5 gốc.
Lưu ý: nếu tưới gốc nên tưới sau mưa hoặc tưới nước làm ẩm trước khi tưới thuốc để đạt hiệu quả cao. Nên tưới kép, lần hai cách lần đầu 2-3 ngày.
Với các loại sâu (sâu ăn lá, sâu ăn bông,…)hoặc rệp sát với mật độ thưa nông dân có thể sử dụng thuốc trừ sâu Lutex 1.9 hoặc Tập Kỳ 3.6 ECvới liều lượng 20 -30 ml/ 16 lít, để phòng trị, tốt nhất nên sử dụng định kì để phòng ngừa 30 ngày/ lần.
Cây tiêu ngoài hấp thụ phân bón để tốt cho lá, thân và trái cũng cần bổ sung dinh dưỡng để kích thích cây đâm chồi đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, đều trái. Để đạt được điều đó, cây cần được bổ sung thêm các yếu tố trung vi lượng khác ngoài NPK. Siêu Kẽm N – G8 của Diên Khánh là giải pháp tốt và hiệu quả, khắc phục ngay tình trạng thiếu kẽm trên cây trồng, kích thích đâm chồi đẻ nhánh, tái tạo bộ rễ nhanh giúp xanh lá và gia tăng năng suất.
Trong thời điểm cây tiêu được giá như hiện nay kết hợp với việc bà con nông dân sử dụng các loại thuốc do công ty Diên Khánh nhập khẩu từ Thái Lan đúng cách thì giấc mơ “được mùa được giá” của bà con nông dân đã ở rất gần.
Bên cạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trên cây tiêu cho bà con nông dân. Công ty Diên Khánh cũng đã khuyến cáo với bà con cần cân nhắc kỹ trước khi đầu tư cây hồ tiêu, tránh chạy theo phong trào mà quên đi các loại cây trồng chủ lực cũng có thể mang lại giá cao trong tương lai.