PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN CÂY THANH LONG
PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN CÂY THANH LONG
Ngày 28.5.2014, ông Haike Manning, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam và ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo Vệ Thực vật ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đã ký kết chương trình đảm bảo chính thức để xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang New Zealand.Việt Nam hiện là quốc gia đầu tiên và duy nhất được cấp phép xuất khẩu thanh long sang New Zealand. (Theo Thanh Niên online). Đây là tin phấn khởi cho người nông dân vì đã tìm được nguồn ra mới cho trái thanh long Việt Nam.
Trước đây hầu hết thanh long xuất khẩu phần lớn phải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Việc mở rộng thị trường ở New Zealand đã tháo gỡ một phần gánh nặng về áp lực giá thu mua của thương nhân Trung Quốc, hạn chế hiện tượng giá cả bấp bênh, không ổn định. Nông dân không còn sợ tồn kho nhiều trong thời điểm chính vụ.
Việc xâm nhập được thị trường hoàn toàn mới này là tin mừng đáng khích lệ cho bà con nông dân. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui đó, nông dân vẫn còn khá nhiều khó khăn trong canh tác bao gồm sự canh tranh giá thành sản phẩm và cả các vấn đề về thời tiết, khí hậu, dịch bệnh…làm ảnh hưởng đến năng suất. Thêm nữa, New Zealandtuy là một thị trường tiêu thụ lớn nhưng cũng rất khó khăn trong khâu lựa chọn mặt hàng nhập khẩu. Với mỗi lô hàng nhập vào đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, nông sản sạch, nông sản an toàn, trái thanh long không chỉ đạt chất lượng cao mà mẫu mã còn phải đẹp. Đây cũng là những thách thức không nhỏ cho nông dân trồng nông sản nói chung và người trồng thanh long nói riêng.
Đầu tháng 6 vừa qua, trong đợt thực địa của đội ngũ kỹ sư công ty Diên Khánh ở các khu vực có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước như: Huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận, Huyện Chợ Gạo – Tiền Giang, Huyện Châu Thành – Long An, đã ghi nhận được tình hình dịch bệnh đốm trắng đang lây lan trên cây thanh long với diện rộng, bệnh gây hại trên đỉnh cây, trái non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch. Trên thân cây, trái xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu trắng, bị úng, về sau vết bệnh có màu vàng cam và phát triển nhô lên những vết ghẻ có màu nâu và đôi khi gây thối nhũn nếu bị bệnh tấn công nặng. Gây mất trắng năng suất do trái bị nhiễm nặng. Mức giá bị giảm mạnh từ 20.000đ/kg -25.000đ hiện nay chỉ còn 4.000-5.000đ/kg, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Một số vườn vì dịch đốm trắng lan rộng trên trái mà thương lái không thu mua, thanh long trở thành thức ăn cho vật nuôi. Người dân dù đã có kinh nghiệm lâu năm cũng đang rất vất vả để đối phó với dịch bệnh này.
Trước tình hình, cấp bách của bà con nông dân và mong muốn giảm bớt những thiệt hại trên cây thanh long, cải thiện đời sống kinh tế của nông dân, Kỹ sư Lang tổng giám đốc công ty Diên Khánh đã nghiên cứu các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh và cho nhập khẩu từ Thái Lan phân vi lượng kháng nấm bệnh và vi khuẩn cây trồng, đó là NANO Đồng – G8, để phòng trừ bệnh đốm trắng cho cây thanh long. Với kích thước siêu nhỏ, phân tử đồng dễ dàng thấm sâu và hấp thụ mạnh qua vách tế bào thực vật làm tăng khả năng tổng hợp kháng sinh phòng trừ bệnh do nấm khuẩn gây ra, ngăn chặn kịp thời bệnh đốm trắng cho thanh long. Khi thời tiết bắt đầu có sương muối là lúc bệnh có điều kiện phát triển mạnh, nông dân đã có thể dùng một lượng 20ml – 40ml/bình 16 lít để ngăn chặn bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Trong điều kiện nấm bệnh đã phát triển người nông dân bắt buộc phải sử dụng thuốc trừ bệnh có hoạt lực cao, sản phẩm G8 – Centera TOP 350SC có thể đáp ứng yêu cầu đó, với ba hoạt chất trừ nấm bệnh mạnh nhất hiện nay: Azoxystrobin 150g/l, Difenoconazole 85g/l và Hexaconazole 115g/l, đây là ba hoạt chất mới hoàn toàn, thấm nhanh gây ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các sợi nấm khuẩn, dẫn đến các loại nấm khuẩn không phát triển và chết, bệnh không còn điều kiện lây lan.
Kỹ sư Nguyễn Thanh Lang – TGĐ công ty Diên Khánh hướng dẫn sử dụng sản phẩm Centeratop – G8 cho bà con nông dân
Centera TOP 350SC là sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được khuyến khích sử dụng vì hiệu quả trong việc trừ nấm bệnh.
Theo quan sát của các kỹ sư công ty Diên Khánh, nông dân còn một số tồn tại như: không có thói quen vệ sinh vườn, đất đai ít cải tạo, lại hay sử dụng trực tiếp phân bò chưa được ủ hoai (chỉ được ủ 15 ngày) bón cho cây. Phân bò chưa được phân giải làm cho cây bị nóng, trong phân lại chứa rất nhiều nấm bệnh gây ảnh hưởng đến cây và chất lượng trái. Với hai tỉ bào tử có trong vi sinh đậm đặc hữu cơ từ sản phẩm Trichoderma – G8 có thể tăng cường vi sinh vật có lợi trong đất, tái tạo mùn đất, chống thoái hóa đất, giúp đất tơi xốp, tăng hiệu suất cho phân bón, giúp phân bò nhanh chóng hoại mục, diệt các loại nấm gây bệnh trong phân bò. Trichoderma – G8 tăng khả năng cố định đạm và tổng hợp chất điều hòa thúc đẩy sinh trưởng cho thực vật. Sản phẩm này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nông dân trong việc cải tạo đất vườn và năng suất cũng như chất lượng trái. Có thể sử dụng Trichoderma – G8 trên lá 30g/ bình 16 lít, tưới gốc 10g/ bình 16 lít/10 m2, sử dụng ủ phân bò với 40g/bình 16 lít.
Bên cạnh việc phòng trừ bệnh thì việc bổ sung dinh dưỡng để tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản cũng là một việc hết sức quan trọng trong kỹ thuật canh tác. Để trái thanh long có màu sắc đẹp, chất lượng ngon và đặc biệt là trái lớn thì không thể thiếu thành phần Kali. Sản phẩm phân Kali Sữa –G8 công ty Diên Khánh, cung cấp Kali dạng sữa dễ hấp thu, chuyển hóa nhanh mang lại hiệu quả cho cây, giúp cứng cây, trái to và ngọt, màu sắc đẹp. Sử dụng Kali Sữa –G8 tốt nhất vào thời kì mang trái 20 -30ml/ bình 16 lít.
Với các sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan như bộ G8 mà Kỹ Sư Lang – công ty Diên Khánh hướng dẫn nông dân sử dụng sẽ giúp thanh long Việt Nam xuất khẩu ở nhiều thị trường hơn trên thế giới hơn. Nâng tầm phát triển ngành nông nghiệp của đất nước lên một tầm mới và trên hết là tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.
.