TIN NÔNG NGHIỆP

NGĂN NGỪA BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM TRÊN HỒ TIÊU HIỆU QUẢ

NGĂN NGỪA BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM TRÊN HỒ TIÊU HIỆU QUẢ

 NGĂN NGỪA BỆNH CHẾT NHANH, CHẾT CHẬM TRÊN HỒ TIÊU HIỆU QUẢ
Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu được xem như là căn bệnh nan y mà hầu hết bà con nông dân ai cũng đều lo ngại, nhưng không hẳn vì điều đó mà chúng ta phải bỏ cuộc, vì căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế được tác hại của nó.
Theo Kỹ sư Lang Công ty Diên Khánh cho biết: Đối với cây tiêu, một khi đã mắc căn bệnh chết nhanh chết chậm thì chắc chắn cây tiêu sẽ chết. Nhưng khi bà con đầu tư phòng bệnh ngay từ đầu thì khả năng mắc bệnh này sẽ rất thấp.
Căn bệnh chết nhanh còn được gọi là bệnh thối rễ, do nấm Phytophthora capsici tồn tại trong đất kết hợp với các loại nấm khác gây nên, khiến cây tiêu đổ bệnh và chết nhanh chóng. Đặc điểm của loài nấm này là khả năng tấn công bộ rễ và phần thân của cây tiêu nằm trong đất, khiến cho mầm cây không phát triển được, lá chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng và rụng dần, còn phần dây trên mặt đất có hiện tượng bị héo.
Triệu chứng này thường diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 1 vài tháng thì cả cây tiêu sẽ chết. Nên lưu ý, nếu tình trạng bệnh xảy ra vào mùa mưa sẽ khiến nước mưa kéo theo mầm bệnh lây truyền từ cây này sang cây khác và cả vườn tiêu sẽ bị chết hàng loạt. Ngoài ra, môi trường đất, dụng cụ canh tác cũng là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh này lây lan nhanh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Trong buổi hội thảo tại Đại lý Liên Phay  – Đắk Lắk vừa qua, bà con nông dân đã được tư vấn kỹ hơn về nguyên nhân gây ra 2 căn bệnh này là do việc bà con lạm dụng thuốc hóa học quá mức, dẫn đến tình trạng càng ngày cây càng suy yếu, sức đề kháng của cây yếu dần và không thể chống chọi lại bệnh tật. Ngoài ra, việc chăm sóc vườn tiêu không chu đáo, thiếu thoáng mát và vườn tiêu không có hệ thống thoát nước cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tật cho tiêu.
Để phòng ngừa bệnh cho tiêu một cách hiệu quả, Kỹ sư Lang Công ty Diên Khánh chia sẻ: Việc quan trọng nhất để có một vườn tiêu khỏe đó chính là phải tạo ra một hệ thống mương thoát nước triệt để vào mùa mưa, giúp tiêu hạn chế phát sinh nấm bệnh. Mặt khác mương cũng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước tưới vào mùa khô. Bà con nên bón phân một cách hợp lý, sử dụng chủ yếu các loại phân vi sinh G8 của Công ty Diên Khánhmột cách tối ưu. Việc sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh thương hiệu G8 Kỹ sư Lang như Trichoderma, phân sinh học Humika Plus, NPK sinh học giữ ẩm, DAX Thái Lan, Phân Humic giàu Kali hữu hiệu, Vua kẽm, NPK hòa tan, S-10 Pháp, Boom Thái,…cây sẽ phát triển tốt, năng suất hiệu quả, mà còn giúp cho cây khỏe mạnh về lâu về dài.
Biện pháp cuối cùng là sử dụng thuốc men theo đợt. Vào đầu mùa mưa phun các loại thuốc M700, Lutex 1.9EC, Emagold 12.5 WG,…để phòng ngừa tuyến trùng, phun Nano Đồng, Input 880 WP để phòng trừ nấm, phun thêm 2 đợt vào cuối mùa mưa thì hoàn tất. Khi bà con phòng ngừa bệnh cho tiêu, nên lưu ý sử dụng những loại thuốc sinh học G8 đã được khuyến cáo kỹ trong buổi hội thảo của Kỹ sư Lang Công ty Diên Khánh.
Bùi Ngọc
DSC_6381
DSC_6383
DSC_6386
DSC_6387
DSC_6390
DSC_6392
DSC_6393
DSC_6394
DSC_6397
DSC_6398
DSC_6399
DSC_6400
DSC_6401
DSC_6402
DSC_6403
DSC_6406
DSC_6407
DSC_6410
DSC_6411
DSC_6415
DSC_6417
DSC_6419
DSC_6421
DSC_6422
DSC_6424
DSC_6427
DSC_6428
DSC_6429
DSC_6430
DSC_6431
DSC_6434
DSC_6435
DSC_6438
DSC_6439
DSC_6440
DSC_6443
DSC_6445
DSC_6450
DSC_6451
DSC_6452
DSC_6453
DSC_6454
DSC_6455
DSC_6456
DSC_6457
DSC_6459
DSC_6461
DSC_6462
DSC_6466
DSC_6468

Để lại một bình luận