CHÂU THÀNH TIỀN GIANG SẢN XUẤT RAU SẠCH THEO HƯỚNG SINH HỌC
BÀ CON CHÂU THÀNH TIỀN GIANG SẢN XUẤT RAU SẠCH THEO HƯỚNG SINH HỌC
Nhờ được thiên nhiên ưu đãi, nước ngọt quanh năm, phù sa màu mỡ, đã từ lâu huyện Châu Thành được mệnh danh là “vương quốc rau” của tỉnh Tiền Giang. Nghề trồng rau màu ở đây hình thành khá lâu đời, nông dân lại có nhiều kinh nghiệm nên đến nay phát triển theo hướng chuyên canh tập trung với số lượng lớn ở hầu hết các xã trong huyện.
Thời gian qua, mô hình trồng rau theo hướng an toàn sinh học huyện Châu Thành tiếp tục được duy trì và mở rộng. Qua thực hiện mô hình này, người nông dân rất phấn khởi vì mô hình này làm giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế gia đình. Mặt khác, người nông dân tham gia trồng rau theo hướng sinh học không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn hướng tới việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Điển hình, lúc mới trồng rau, nhiều nông dân đã sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để diệt sâu rầy, nhưng qua thời gian sử dụng, bà con nhận thấy sâu rầy trên rau kháng thuốc, không thể diệt hoàn toàn. Thêm nữa đó là việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học có thể làm tổn hại độ phì nhiêu của đất và ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng. Nên từ đó, bà con đã quyết định chuyển sang sử dụng các sản phẩm sinh học của Công ty Diên Khánh và trồng rau theo hướng an toàn sinh học, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu sinh học cho ruộng rau của mình như: rau cải xanh, cải ăn lá, hẹ, hành, rau diếp cá…, không sử dụng bất kỳ loại thuốc hóa học nào. Đồng thời nông dân cũng tích cực tham gia các buổi hội thảo tri ân khách hàng do Công ty Diên Khánh tổ chức hàng năm. Tại hội thảo này, nông dân sẽ được Kỹ Sư Lang hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật trồng rau an toàn.
Sau hội thảo, nông dân về vận dụng các sản phẩm sinh học của công ty Diên Khánh trên vườn rau như: ủ nấm Trichoderma – G8 để làm phân bón hữu cơ cho rau. Áp dụng nhóm thuốc trừ sâu sinh học G8 như Lutex 1.9; Tập kỳ 3.6; Emagold 12.5; Lut 10.0; Lut 5.5 để tiêu diệt các loài sâu gây hại trên rau. Bên cạnh đó, nông dân còn sử dụng phân NPK sinh học, giữ ẩm – G8 mới nhập khẩu từ ISRAELcó tác dụng tăng sức đề kháng cho cây kích thích bộ rễ đâm sâu, giúp tăng nâng suất rau màu, đồng thời có chất điều tiết sinh học giúp phân tan nhanh dinh dưỡng nhả chậm không để lại xác. Ngoài ra, bà con còn tin dùng nhóm thuốc trừ cỏ sinh học nhập từ Malaysia: : PARAQUAT QUASH 276SL Malaysia là thuốc trừ cỏ không chọn lọc, diệt trừ cỏ hằng niên và đa niên, chịu mưa nhanh, hạn chế xói mòn, không tồn lưu trong môi trường, làm ngừng sinh trưởng sau khi phun và phần cỏ tiếp xúc với thuốc sẽ cháy hoàn toàn, với phụ gia sinh học PARAQUAT QUASH 276SL Malaysia mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại thuốc cùng hoạt chất paraquat dichloride (276g/l) trên thị trường. Sản phẩm GLYPHOSATE SUPREMO 41SL Malaysia là thuốc trừ cỏ không chọn lọc hạt nảy mầm, có tính lưu dẫn cao, hoạt chất Glyphosate Isopropylamine được hấp thụ qua các phần xanh di chuyển xuống rễ làm cây cỏ ngừng tăng trưởng chết nhanh kéo dài. GLYPHOSATE SUPREMO 41SL Malaysia với chất phụ gia sinh học không gây mùi trong quá trình bảo quản và vận chuyển, không tồn lưu trong môi trường đất, không di chuyển trong đất và không gây ô nhiễm nguồn nước.
Từ đó, ruộng rau của nông dân lúc nào cũng tươi tốt, không sâu rầy và chi phí sản xuất giảm, lợi nhuận cũng tăng. Còn về nguồn tiêu thụ, một hộ nông dân chia sẻ: “Rau của ông cung cấp ra thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng, các luống rau của ông sản xuất không kịp bán tại chợ và không đủ để đáp ứng cho nhà hàng đặt mua”.
Từ nhiều năm trước đây, đa số bà con nông dân trồng rau màu trên địa bàn chủ yếu theo kinh nghiệm của mình, sử dụng phân bón, phân thuốc hóa học chưa hợp lý. Cách làm đó đã đưa đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, đất đai bị thoái hóa, năng suất cây trồng ngày càng giảm, sâu bệnh hại rau ngày càng phát triển và khó khăn trong việc kiểm soát, phòng trừ. Vì vậy, việc áp dụng mô hình “Sản xuất rau an toàn theo hướng sinh học”, ứng dụng các sản phẩm sinh học của Công Ty Diên Khánh vào sản xuất rau đang là nhu cầu bức thiết và cần được nhân rộng.
Hình ảnh hội thảo:
Hình ảnh hội thảo:
NGƯỜI VIẾT
ĐẶNG THỊ NGỌC ĐAN