Hỗ trợ trực tuyến

    Giải đáp một số thắc mắc của bà con về sầu riêng

Giải đáp một số thắc mắc của bà con về cách chăm sóc cây sầu riêng đạt năng suất cao
 
Câu hỏi 1: Vườn sầu riêng rộng hơn 2 ha. Gần đây tôi thăm vườn thì phát hiện một số cây bị rầy phấn gây hại lá non và đọt non, làm cây bị khô ngọn, lá bị cháy mép và rụng. Tôi đã phun thuốc trị rầy nhưng 3 ngày sau vẫn không khỏi mà còn lan rộng sang nhiều cây khác. Xin hỏi Công ty Diên Khánh có cách nào phòng trừ rầy phấn hại sầu riêng hiệu quả không?       
Trả lời:
Rầy phấn là côn trùng gây hại rất quan trọng và phổ biến trên vườn sầu riêng. Rầy gây hại bằng cách chích hút lá non và đọt non, làm cho lá không phát triển, bị biến dạng, cháy mép lá dần dần khô và rụng. Đọt non có thể bị khô và chết, trơ cành. Vết chích do rầy gây ra có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại.
Rầy phấn phát triển mạnh trong mùa khô. Lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác. Cây bị hại nặng có lá thưa thớt, quăn queo, lá non rụng nhiều và khô ngọn. Cây không phát triển được tán dẫn đến ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng, phẩm chất kém. Rầy tiết nhiều chất mật làm cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá, trái.
Cách phòng trị: 
-      Để loại trừ loài rệp phấn hại sầu riêng bà con cần chú ý hơn trong việc bón phân cũng như tưới nước đầy đủ để cây sầu riêng được sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Cần chú ý tăng cường sử dụng thêm phân hữu cơ Trichoderma G8 để tăng độ mụn trong đất. Đối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ nên duy trì một lớp cỏ giữ ẩm trong mùa khô.
-      Khi tưới nước có thể kết hợp phun thẳng lên tán lá để hạn chế sự hoạt động của rầy dưới bề mặt của tán lá.
-      Cần tạo điều kiện để các loài thiên địch có thể tiêu diệt trứng rầy.
-      Có thể sử dụng bẫy đèn màu vàng để thu hút rầy vào ban đêm.
-      Lưu ý diệt rầy ngay từ khi chớm phát hiện. Sử dụng các hỗn hợp như Rầy G8 + Nano Siêu sạch sâu Japan 13.5WG, Aceta 20SP + Nano Siêu sạch sâu Japan 13.5WG hoặc Dowslin 55EC + Nano Siêu sạch Rầy Japan để diệt trừ rầy hiệu quả nhất và không bị kháng thuốc. Phun kỹ dưới bề mặt lá để phòng trừ rầy hiệu quả hơn. Cách 5-7 ngày phun lại một lần nữa để diệt trừ triệt để rầy phấn.
 

Câu hỏi 2: Vỏ cây sầu riêng ở phần gốc bị thối và xì mủ là nguyên nhân do đâu và có ảnh hưởng đến trái không? Cách khắc phục như thế nào?
Trả lời:
-      Tình trang cây sầu riêng như mô tả là triệu chứng của bệnh thối gốc chảy nhựa. Đây là bệnh hại rất quan trọng trên sầu riêng. Tác nhân do nấm Phytophthora Palmivora gây hại, nấm lưu tồn chủ yếu trong đất, trong nước, trong các bộ phận bị bệnh của cây sầu riêng. Nấm tấn công phần rễ non gần mặt đất và lan dần đến phần vỏ của gốc sát mặt đất và di chuyển lên phần vỏ của thân cây làm vỏ cây biến thành màu nâu, sau đó vỏ cây bị thối và chảy nhựa ra. Đôi khi nấm còn tấn công các cành phía trên cao của cây sầu riêng.
-       Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa và dễ dàng gây hại trong các vườn trồng dày có tán lá rậm rạp, chăm sóc kém. Nấm bệnh còn tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt và trên lá sầu riêng nhất là trên các lá non ở các cành gần mặt đất. Trong mùa mưa nếu không kiểm soát và quản lý vườn cẩn thận thì nấm sẽ tấn công trên lá và trái, đây là nguồn lây lan rất quan trọng của bệnh tại vườn sầu riêng.
-       Cách phòng trị bệnh: Nên kết hợp nhiều biện pháp tổng hợp như:
+ Thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm.
+ Không nên trồng quá dày và trồng xen với các loại cây cùng ký chủ của nấm.
+ Phải thay cây cũ triệt để và xử lý đất trước khi trồng mới.
+ Thu gom và tiêu huỷ những bộ phận của cây bị bệnh.
+ Luân canh đất trước đây đã trồng cây cùng ký chủ.
+ Tiêu huỷ sớm những cây già yếu, không hiệu quả.
+ Chú ý bón phân hữu cơ và NPK cân đối.
+ Đất phải thoát nước tốt, cách mực nước ngầm hơn 1m.
+ Khi cây bị bệnh nên cạo sạch phần bệnh, sau đó quét thuốc BVTV Manco-M72WPcó hoạt Metalaxyl 8% + Mancozeb 64%,cách 5 ngày quét lại 1 lần. Quét từ 2-3 lần sẽ hết bệnh.
+ Nếu cây bị nhiễm bệnh nặng, bà con cần dùng Top G8 Nano Đồng để phun lên toàn bộ cây sầu riêng. Đồng thời phục hồi rễ bằng cách bón phân True Humic để cây nhanh ra rễ mới, tăng khả năng hút dinh dưỡng và bón thêm Trichoderma G8 để bổ sung nấm có lợi cho cây. Ngoài ra, bà con cần bón vôi để cân bằng độ pH trong đất, giúp rễ cây mau hồi phục hơn.
Chúc quý bà con thành công!
 
Câu hỏi 3: Vườn sầu riêng nhà tôi có hiện tượng mặt trên lá mất đi màu xanh bóng và chuyển sang vàng nhạt. Thậm chí nhiều cây bị rụng lá chỉ sau 5-7 ngày. Tôi đang rất hoang mang và lo lắng. Cho hỏi Công ty Diên Khánh tình trạng như vậy là mắc bệnh gì và cần khắc phục ra sao?
Trả lời:
Hiện tượng lá sầu chuyển màu từ xanh bóng sang vàng nhạt và bị rụng lá sau nhiều ngày có thể là do vườn sầu riêng nhà bạn đang bị nhện đỏ tấn công. Những cây bị nhẹ lá có màu vàng, như là bị bụi, còn bị hại nặng lá có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc sinh trưởng kém.
Nhện đỏ phát triển mạnh trong thời tiết nắng nóng độ ẩm thấp, khả năng sinh sản khá cao, vòng đời ngắn. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái và nuôi trái của cây sầu riêng.
Để hạn chế sự gây hại cũng như khắc phục những tác hại của nhện đỏ đối với cây sầu riêng cần áp dụng tốt các giải pháp sau:
-      Thường xuyên thăm vườn: Bà con cần thăm vườn liên tục, đặc biệt vào mùa khô để phát hiện kịp thời. Nếu thấy lá bất thường từ xanh bóng chuyển sang vàng nhạt thì cần chú ý quan sát kỹ, sẽ thấy một lớp bụi mịn ở mặt trên lá. Đây là vỏ trứng của nhện.
-      Phòng trị nhện gây hại:
+ Cần tạo điều kiện cho thiên địch phát triển để hạn chế tác hại của nhện. 
+ Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.
+ Bón phân, tưới nước hợp lý giúp cây khỏe, tăng sức chống chịu. Có thể tiến hành tưới nước theo kiểu phun mưa để rửa trôi nhện bám trên các bộ phận của cây và tạo độ ẩm cho thiên địch phát triển sẽ làm giảm mật độ nhện đỏ.    
+ Khi mật độ nhện cao tiến hành dùng thuốc Toi đời nhện đỏ 1 chai/2 phuy 400 lít nước. Phun ướt đều hai mặt lá và 5 ngày sau phun lại lần hai để diệt trừ nhện đỏ gây hại.
-      Phục hồi cây bị nhện gây hại:
Do nhện gây hại chủ yếu trên lá, đây là bộ phận quan trọng của cây trồng nơi tổng hợp các chất dinh dưỡng. Do đó, khi lá bị hại sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển, cho nên công tác phục hồi cây sau khi nhện gây hại thì rất quan trọng có thể kéo dài đến vài tháng. Bổ sung bón phân NPK Israel 10-3-12 True Humic kết hợp với các lần phun thuốc Toi đời nhện đỏ nhằm phục hồi nhanh màu xanh lại cho lá, giúp cây sầu riêng phát triển tốt và tăng năng suất.
 
Câu hỏi 4: Vườn sầu riêng đang mang trái bị rụng trái non nhiều. Cho hỏi giai đoạn cây sầu riêng đậu quả cần dùng thêm những sản phẩm gì để ngăn ngừa rụng trái non, sầu riêng ngon, cơm dày và ngọt hơn?
-      Sau khi sầu riêng ra hoa và đậu trái, cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn nuôi trái. Giai đoạn này diễn ra từ lúc trái còn non đến chín, trong khoảng thời gian gần 4 tháng. Đây là thời kỳ rất quan trọng, quyết định năng suất và chất lượng của các vườn sầu riêng trong mỗi vụ. Nếu không có kỹ thuật chăm sóc tốt, cung cấp dinh dưỡng và nguồn nước,… không đầy đủ thì cây sầu riêng sẽ bị hiện tượng rụng trái non, giảm năng suất. Do vậy, việc cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ và phù hợp cho cây sầu riêng trong thời kỳ mang trái có ý nghĩa rất quan trọng.
-      Bà con nên tỉa bỏ bớt trái nhỏ, trái bị dị dạng hoặc những chùm trái quá nhiều. Phun lên toàn bộ thân lá sản phẩm Canxi Borum + Boom Thái/Boom Pháp để giúp làm cuống trái sầu riêng chắc và dẻo dai hơn, cuống mập, dưỡng cành lá phát triển tốt, ngăn ngừa việc rụng trái non, giúp tăng chất lượng quả và tỷ lệ đậu trái.
-      Lưu ý, trong giai đoạn trái phát triển, không bón thừa phân đạm, nên bón thêm Kali sữa để làm cho cơm trái có màu vàng đậm, dày hơn, màu đẹp và có vị ngọt hơn.
 
Câu hỏi 5: Vườn sầu riêng sau khi thu hoạch xong cần chăm sóc và bón phân như thế nào để cây không bị suy yếu và tiếp tục sinh trưởng tốt cho vụ tiếp theo?
Sầu riêng qua một vụ mang trái, nhất là những cây quá sai trái, bà con cần phải quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng cho cây đủ sức tiếp tục cho trái vụ sau, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng cây bị suy kiệt. Để vườn sầu riêng sinh trưởng và phát triển một cách bền vững bà con nông dân nên chú ý một số biện pháp:  
- Tỉa cành                   
Tỉa cành sau thu hoạch tạo thông thoáng vườn cây, hạn chế sâu bệnh phát triển, giúp cây nhanh phục hồi sức khỏe để tiếp tục hình thành mầm hoa cho vụ trái năm sau. Tiến hành cắt tỉa bỏ những cuống trái còn sót lại trên thân, tỉa bỏ các cành sâu bệnh, cành khô, cành ốm yếu, cành vượt che khuất ánh sáng và những cành mọc thấp hơn 1m kể từ mặt đất (để hạn chế bệnh nứt thân xì mủ).
- Bón phân                 
Đây là biện pháp rất quan trọng giúp cây hồi phục khả năng sinh trưởng sau thời gian mang trái cây thiếu dinh dưỡng trầm trọng, đồng thời cung cấp dinh dưỡng đầy đủ giúp cho cây ra đọt mới. Ngoài ra, đất trồng qua nhiều năm không được cung cấp phân hữu cơ, dẫn đến hiện tượng đất thiếu một số nguyên tố vi lượng mà nếu không bổ sung kịp thời sẽ dẫn đến năng suất giảm rõ rệt.       

Giai đoạn này cần bón nhiều đạm và lân, tăng cường bón phân hữu cơ nhằm mục đích cải tạo đất và tăng số lượng vi sinh vật có lợi trong đất giúp đất được tơi xốp và thông thoáng.
+ Sử dụng phân chuồng hoai mục với số lượng từ 10-12 tấn/ha, đồng thời kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma G8 nhằm bảo vệ bộ rễ cây.
+ Bón phân NPK Israel 16-16-8+3S+TE Đạm cá vò viên Na Uy để dưỡng cây nhanh phục hồi, giải độc cho đất, nhanh phát triển lá và đọt non, xanh lá, giúp tăng năng suất.
Ngoài ra, bón vôi để làm giảm độ chua, cải thiện kết cấu của đất nhất là những vườn đã bị nhiễm mặn. Tùy theo độ PH của đất có thể bón vôi với liều lượng 0,5 tấn – 1 tấn/ha.
 
Quý bà con có bất kỳ thắc mắc nào có thể gửi câu hỏi về Công ty Diên Khánh Kỹ sư Lang để được giải đáp.
Email: dienkhanhco@vnn.vn. ĐT: 028 3811 2002
Kính chúc quý bà con Được mùa Được giá.